MÔ HÌNH VAI ĐẦU VAI LÀ GÌ? CÁCH ÁP DỤNG GIAO DỊCH HIỆU QUẢ

MÔ HÌNH VAI ĐẦU VAI LÀ GÌ? CÁCH ÁP DỤNG GIAO DỊCH HIỆU QUẢ WikiBit 2021-11-11 15:52

Mô hình vai đầu vai giúp các nhà đầu tư xác định các khu vực thiết lập mức rủi ro và mục tiêu lợi nhuận. Các nhà đầu tư sẽ xác định được cách nhận biết cổ phiếu tiềm năng để tiến hành giao dịch.

  1. Mô hình Vai Đầu Vai là gì?

  Mô hình Vai Đầu Vai (tiếng anh là Head And Shoulders) là mô hình giá xuất hiện trong 1 xu hướng tăng, báo hiệu đảo chiều xu hướng từ xu hướng tăng sang xu hướng giảm.

  Trong xu hướng tăng, giá tạo thành một đỉnh (vai trái), tiếp theo là một đỉnh cao hơn (đầu) và sau đó là một đỉnh thấp hơn (vai phải). Khi giá đi xuống phá vỡ đường neckline, mô hình giá VĐV được hoàn thành.

  Mô hình giá này được đặt tên là Vai Đầu Vai vì khi nhìn vào nó bạn sẽ liên tưởng đến đầu và 2 vai của bạn.

  2. Mô hình vai đầu vai nói lên điều gì

Mô hình vai đầu vai bao gồm ba thành phần:

  Vai đầu tiên: Giá có xu hướng tăng dài nhưng sau đó giảm trở lại đường viên cổ

  Đầu: Giá tăng trở lại và cao hơn vai đầu tiên nhưng sau đó lại giảm trở về đường viên cổ

  Vai thứ hai: Giá tăng trở mức gần bằng với vai đầu tiên sau đó giảm trở lại đường viên cổ.

  Đỉnh thứ nhất và thứ ba gọi là vai, đỉnh ở giữa là đầu. Đường cơ sở cho giá trở về gọi là đường viên cổ.

  Mẫu hình vai đầu vai báo hiệu xu hướng giá sẽ giảm trong tương lai. Tuy nhiên với mẫu hình vai đầu vai ngược với đầu là đỉnh thấp nhất và hai vai hai bên lại báo hiệu cho xu hướng sẽ tăng trong tương lai. Sự phục giá tại vai thứ hai của mô hình vai đầu vai ngược báo hiệu cho xu hướng tăng sắp trở lại.

  Phân loại mô hình vai đầu vai

  Về cơ bản, mô hình vai đầu vai có 2 loại chính: là Mô hình vai đầu vai thuận và Mô hình vai đầu vai ngược

  2.1 Mô hình vai đầu vai thuận

Mô hình vai đầu vai thuận là một mô hình đảo chiều xu hướng hình thành sau một xu hướng tăng và sự hoàn thành của mô hình đánh dấu một sự đảo chiều xu hướng từ tăng sang giảm.

  Mô hình này chứa ba đỉnh liên tiếp với đỉnh giữa (đầu) là cao nhất và hai đỉnh ngoài (vai) thấp, cao bằng nhau hoặc gần bằng nhau. Các mức phản ứng thấp của mỗi đỉnh có thể được kết nối để tạo thành hỗ trợ hoặc đường viền cổ (Neckline). Đường Neckline có thể là đường nằm ngang, dốc lên hay dốc xuống đều được.

  2.2 Mô hình vai đầu vai ngược

  Tương tự mô hình vai đầu vai thuận, đúng với tên gọi của nó, vai đầu vai ngược là một mô hình đảo chiều xu hướng hình thành sau một xu hướng giảm và sự hoàn thành của mô hình đánh dấu một sự đảo chiều xu hướng từ giảm sang tăng.

  Mô hình này chứa ba đáy liên tiếp với đỉnh giữa (đầu) là cao nhất và hai đáy ngoài (vai) thấp, cao bằng nhau hoặc gần bằng nhau. Các mức phản ứng thấp của mỗi đáy có thể được kết nối để tạo thành hỗ trợ hoặc đường viền cổ (Neckline). Đường Neckline có thể là đường nằm ngang, dốc lên hay dốc xuống đều được.

  Thành phần cấu tạo nên Mô hình vai đầu vai

  Đúng như tên gọi, Mô hình vai đầu vai được cấu tạo từ 3 đỉnh kế tiếp nhau, bao gồm 6 thành phần chính:

  Vai trái: Đỉnh cao nhất của trend tăng hiện tại.

  Rãnh trái: Là đáy ở giữa đỉnh vai trái và đỉnh đầu

  Đầu: Là đỉnh mới tạo thành của trend tăng (tức cao hơn vai trái) và sẽ là đỉnh cao nhất trong 3 đỉnh của mô hình.

  Rãnh phải: Phải thấp hơn đỉnh vai trái.

  Vai phải: Là một đỉnh mà nó không được vượt quá đầu và cũng không được thấp quá rãnh vai trái, nhớ là rãnh vai trái chứ không phải vai trái nhé.

  Đường viền cổ (Neckline): Là đường nối liền hai rãnh vai phải và trái. Mô hình HS chỉ được xác nhận khi giá phá vỡ xuống dưới đường này.

  3. Những hạn chế của mô hình vai đầu vai

  Giống như tất cả các mẫu hình giá, sự lên xuống của mẫu hình vai đầu vai kể một câu chuyện rất cụ thể giữa trận chiến của bò (Giá tăng) và gấu (giá giảm)

  Đỉnh ban đầu và sự suy giảm tiếp theo thể hiện đà xu hướng tăng trước đó đang bị suy yếu. Khi giá trở về chạm đường viên cổ và hoàn thành mô hình vai đầu vai, đây là tín hiệu giá tiếp tục giảm đối với mô hình vai đầu vai và tiếp tục tăng với mô hình vai đầu vai ngược.

  Tuy nhiên cũng như các mô hình giá khác, tín hiệu vai đầu vai chỉ làm tăng xác suất thắng của bạn chứ không hề đảm bảo tất cả đều là lệnh thắng.

  Khi giá chạm đến đường viên cổ rõ ràng là gấu (giá giảm) đang chiếm ưu thế, khi những chú bò( giá tăng) kháng cự lại xu thế và chỉ được coi là thành công khi vượt qua được mức đỉnh trước đó. Tuy nhiên nếu chú bò thất bại, thì thị trường gấu sẽ tiếp quản và đẩy giá xuống.

  4. Một số đặc điểm nhận biết mô hình vai đầu vai!

  Xu hướng trước khi hình thành mô hình vai đầu vai: Xu hướng tăng giá.

  Vai trái: là điểm cao nhất trong xu hướng tăng tại thời điểm nó được hình thành. Vì khi đó đầu chưa xuất hiện nên đỉnh này sẽ là đỉnh cao nhất trong xu hướng tăng.

  Điểm Low 1 (left valley – thung lũng trái), là điểm thấp nhất trong nằm giữa đầu và vai trái.

  Đầu: Phải là một đỉnh cao mới trong xu hướng tăng và phải cao hơn vai trái. Đây sẽ là đỉnh cao nhất trong mô hình vai đầu vai.

  Điểm Low 2 (right valley – thung lũng phải), là điểm thấp nhất trong nằm giữa đầu và vai phải.

  Phần vai phải: Vai phải thấp hơn với đầu, thường cho chiều cao xấp xỉ với vai trái, tuy nhiên đôi khi có sự lệch nhau, vai phải càng thấp thì khả năng giảm giá lớn càng xảy ra nhiều hơn.

  Đường viền cổ: Đường viền cổ tạo thành khi ta nối các điểm thấp Low 1 và Low 2. Thường thì Low 1 và Low 2 xấp xỉ nhau nên đường viền cổ nằm ngang. Tuy nhiên nhiều khi Low 1 và Low 2 sẽ lệch nhau dẫn đến đường viền cổ sẽ dốc lên (nếu low 1< low 2) hoặc sẽ dốc xuống (low 1 > low 2).

  Sự phá vỡ đường viền cổ: Mô hình vai đầu vai chỉ được hình thành và xác nhận khi phòng tuyến hỗ trợ tại đường viền cổ bị phá vỡ. Thuyết phục hơn, nếu khối lượng giao dịch tăng mạnh tại điểm phá vỡ (breakout) tại điểm viền cổ.

  5. Cách giao dịch với mô hình Vai Đầu Vai

Cách 1: SELL ngay khi giá phá vỡ đường neckline

  Điểm vào: SELL ngay khi giá phá vỡ đường neckline. Đây chính là điểm SELL đánh số 1 trên hình.

  Dừng lỗ và chốt lời: như trên hình

  Cách 2: SELL khi giá phá vỡ đường neckline và retest

  Điểm vào: Sau khi giá phá vỡ đường neckline, đặt lệnh SELL khi giá quay lại retest đường neckline. Đây chính là điểm SELL đánh số 2 trên hình.

  Dừng lỗ và chốt lời: như trên hình

  6. Nên dùng cách giao dịch nào với mô hình Vai Đầu Vai?

  Cách 1: Khi giá phá vỡ đường neckline, mô hình Vai Đầu Vai đã hoàn thành. Đặt lệnh SELL ngay tại điểm phá vỡ sẽ giúp bạn không bỏ lỡ cơ hội vào lệnh. Tuy nhiên điểm vào lệnh ở vị trí khá thấp, lợi nhuận sẽ được như cách 2.

  Cách 2: Khi giá phá vỡ đường neckline, chỉ SELL khi giá retest neckline. Nếu giá quay lại retest trước khi tiếp tục xu hướng xuống thì bạn sẽ đạt lợi nhuận cao hơn cách 1. Nếu giá không quay lại retest neckline mà giảm luôn, bạn sẽ bỏ lỡ cơ hội.

Miễn trừ trách nhiệm:

Bài viết thể hiện quan điểm cá nhân của tác giả, không phải lời khuyên đầu tư. Nền tảng không đảm bảo tính chính xác, đầy đủ, kịp thời của các thông tin được đưa ra và sẽ không chịu trách nhiệm cho bất kỳ tổn thất nào do việc sử dụng hoặc phụ thuộc vào thông tin trong bài viết.

  • Chuyển đổi token
  • Tỷ giá
  • Tính toán ngoại hối mua vào
/
Đơn vị
Tỷ giá tức thời
Số tiền có thể đổi

0.00