PLAY TO EARN LÀ GÌ? TÌM HIỂU VỀ XU HƯỚNG PLAY TO EARN TRONG CRYPTO

PLAY TO EARN LÀ GÌ? TÌM HIỂU VỀ XU HƯỚNG PLAY TO EARN TRONG CRYPTO WikiBit 2021-11-01 15:37

Sau sự xuất hiện của các xu hướng DeFi và NFT thì một trend mới đang nổi lên, nhận được vô số sự quan tâm của người dùng là các tựa game Play to Earn. Các game Blockchain giúp người dùng kiếm tiền online dễ dàng.

  1. Play to Earn là gì?

Play to Earn (chơi để kiếm tiền) là các trò chơi điện tử nơi mà người tham gia sẽ thu được lợi nhuận từ game, có thể thông qua giao dịch, trao đổi mua bán,…Play to Earn thực chất đã xuất hiện từ rất sớm, những cái tên kinh điển như Võ Lâm Truyền Kỳ, Đột Kích, Liên Minh Huyền Thoại, Fifa,…

  Người chơi có thể kiếm tiền bằng cách bán các vật phẩm, trang bị, vũ khí,…quý hiếm trong game hoặc bán luôn cả tài khoản cho các game thủ khác. Nếu người chơi ở mức độ thách đấu, họ có thể tham gia vào các giải đấu chuyên nghiệp để nhận được các giải thưởng, danh hiệu.

  Giá trị của những vật phẩm này phụ thuộc vào các yếu tố trên thị trường như khả năng của ứng dụng, độ hot trên thị trường, sự khan hiếm,.. Thị trường game NFT dựa trên Blockchain đang có tiềm năng to lớn trong việc tạo ra cho người chơi nhiều cơ hội để gia tăng thu nhập.

  2. Play to Earn đang là một thị trường tiềm năng

Theo Newzoo, một trong những trang thu thập data về mảng gaming hàng đầu thế giới, thị trường gaming đang có sự phát triển đều đặn hàng năm. Nếu xét theo tốc độ phát triển trung bình hiện tại, thị trường này có thể đạt 200 tỷ đô với 3 tỷ người chơi vào năm 2023.

  Cũng theo Newzoo, doanh thu của trò chơi (số tiền mà người chơi sẵn sàng chi trong game) có thể chiếm tới 77% doanh thu của game đó.

  Cộng tổng giá trị vốn hóa của top 10 dự án game on-chain hàng đầu hiện tại (chiếm gần như toàn bộ thị phần của mảng on-chain gaming), ta thấy rằng thị trường cho mảng on-chain gaming còn khá nhỏ và nhiều tiềm năng phát triển.

  3. Tương lai của Play to Earn

3.1 Liệu chơi game kiếm tiền chỉ là một trend nhất thời?

  Với một thị trường tiềm năng, tạo ra use case thực sự cho NFT và quan trọng nhất là giúp người tham gia tạo ra được thu nhập. Play to Earn sẽ không phải là một trend nhất thời như trend food coins hay animal coins.

  Tiếp theo mình sẽ tổng hợp một vài xu hướng tương lai cho trend Play to Earn.

  3.2 Sự tiến hóa của mảng gaming

  Mảng NFT gaming thực ra đã có từ lâu với sự ra mắt của CryptoKitties trong năm 2017, lúc đó người chơi chỉ có thể mua hoặc ấp trứng để nở ra những con mèo NFT. Sau đó là sự xuất hiện của thế hệ game thứ hai mà chúng ta đang chơi, tiêu biểu là The God Unchained và Axie Infinity, lúc này người chơi có thể cầm NFT của mình đi chiến đấu với người chơi khác, giúp tăng mạnh tính tương tác của game.

  Ở thế hệ game tiếp theo, các game sẽ giải quyết được những hạn chế của game hiện tại giúp mang tới trải nghiệm và chất lượng game tốt hơn cho người chơi. Người chơi sẽ có thể trải nghiệm gameplay tốt hơn, không cần đáp ứng yêu cầu quá cao để tham gia, trải nghiệm trong game cũng nhanh và mượt mà.

  3.3 Storage - Lưu Trữ

  Có thể anh em thấy hơi lạc đề, nhưng khả năng cao Storage sẽ là một mảng mà bất kỳ một game on-chain nào cũng sẽ cần chú ý trong tương lai.

  Việc lưu trữ dữ liệu trên các blockchain như Ethereum là cực kỳ tốn kém. Theo Seba Bank, để lưu trữ 1GB dữ liệu trên Ethereum với phí gas 100 gwei sẽ tiêu tốn hơn 60,000 ETH phí giao dịch. Do đó thay vì được lưu trữ on-chain, NFTs sẽ chỉ chứa đường link dẫn đến dữ liệu được lưu trữ tại một máy chủ (server) nào đó.

  Vì vậy, tồn tại khả năng máy chủ sẽ sập, NFTs giờ chỉ còn chứa một link hỏng và người dùng sẽ không xem được (tương tự như anh em dùng một link để tải game hay phim và sau một thời gian link đó hỏng vậy). Nếu như việc này xảy ra, tác giả sẽ cần phát hành một NFT mới để thay thế NFT cũ và không chắc rằng NFT đó có giữ được giá trị như ban đầu hay không.

  Fun fact: Hầu hết các game hiện tại chỉ lưu trữ một phần data on-chain, còn phần lớn được lưu trữ ở sever.

  Do đó, nếu mảng gaming và Play to Earn còn tiếp tục phát triển, thì mảng Storage sẽ là cái xẻng đào vàng từ trend này. Những game và dự án nào ứng dụng các dự án lưu trữ phi tập trung như Filecoin, Arweave, IPFS,... sớm nhất cũng sẽ tăng đáng kể khả năng thành công so với các đối thủ khác.

  3.4 Tính ngẫu nhiên

  Thực ra không cần phải đợi trong tương lai xa, hiện tại đây là một tiêu chí để anh em đánh giá xem một game có đang build thực sự hay không.

  Có thể anh em không để ý nhưng tính ngẫu nhiên là một điều tối quan trọng trong hầu hết các game hiện nay. Việc “mở hòm” và nhận được những phần quà ngẫu nhiên là một thứ giúp tăng mạnh sức hút cho game.

  4. Danh sách những game Play to Earn nổi bật nhất

4.1 Game Play to Earn: Axie Infinity

  Nhắc đến lĩnh vực Play to Earn thì cái tên Axie Infinity là cái tên không thể nào bỏ qua. Đây là một trò chơi Blockchain dựa trên nền tảng Ethereum có những vật nuôi đáng yêu (Axies) ra mắt năm 2018. Mỗi Axies này đều có những đặc điểm riêng biệt cũng như những ưu nhược điểm dựa trên gen của nó.

  Trò chơi này cho phép người dùng kiếm được token quản trị AXS khi chơi. Nó cung cấp cho người dùng quyền bỏ phiếu cho các quyết định quan trọng. AXS như một loại tiền tệ trên thị trường Axie, game thủ sẽ stake để nhận được nhiều token hơn. Đặc biệt, tựa game này do đội ngũ nhân viên người Việt sáng lập.

  My Neighbor Alice

  My Neighbor Alice là một trò chơi dựa trên blockchain. Trò chơi xây dựng này cho phép người dùng tạo ra những vùng đất ảo (NFT) của riêng họ, đồng thời xây dựng và thu thập nhiều loại vật phẩm. Mỗi người chơi My Neighbor Alice có hình đại diện riêng và có thể tương tác với những người chơi khác thông qua hình đại diện đó.

  4.2 CryptoKitties

  CryptoKitties là một trong những game Blockchain kiếm tiền được xuất hiện sớm nhất, phát hành bởi Dapper Labs. Trò chơi cho phép bạn nhân giống và thu thập các loài mèo ảo trên blockchain Ethereum. Sau khi xây dựng được bộ sưu tập, họ có thể tham gia vào các trận đấu và giải câu đố tại KittyVerse.

  Đây cũng là một đối thủ khá năng ký với Axie Infinity. Khi mà tổng doanh thu hàng ngày của nó lên đến 30.000 đô la.

  4.3 Sandbox

  Sandbox là một hệ sinh thái trò chơi phi tập trung, hướng tới cộng đồng, nơi các nhà thiết kế và nghệ sĩ có thể tạo, chia sẻ và kiếm tiền từ NFT cũng như trải nghiệm trò chơi trên chuỗi khối Ethereum và được hợp tác với nhiều gã khổng lồ trong ngành, chẳng hạn như Square Enix và Atari.

  4.4 Splinterlands

  Với hơn 8.000 người chơi mỗi ngày, Splinterlands đã trở thành một tên tuổi lớn trong trò chơi công nghệ blockchain. Người chơi sử dụng các thẻ NFT để tạo ra một bộ bài chiến thuật, sau đó trận chiến sẽ tự động diễn ra dựa trên các lượt chọn thẻ của họ. Bằng cách hoàn thành các thử thách, người chơi có thể giành được NFT, trong khi chiến thắng các trận chiến sẽ kiếm được token DEC. Các tính năng sắp tới là hệ thống quản trị SPS và lối chơi trên đất liền.

Miễn trừ trách nhiệm:

Bài viết thể hiện quan điểm cá nhân của tác giả, không phải lời khuyên đầu tư. Nền tảng không đảm bảo tính chính xác, đầy đủ, kịp thời của các thông tin được đưa ra và sẽ không chịu trách nhiệm cho bất kỳ tổn thất nào do việc sử dụng hoặc phụ thuộc vào thông tin trong bài viết.

  • Chuyển đổi token
  • Tỷ giá
  • Tính toán ngoại hối mua vào
/
Đơn vị
Tỷ giá tức thời
Số tiền có thể đổi

0.00