CARDANO (ADA) LÀ GÌ? CARDANO CÓ TỐT HƠN ETHEREUM KHÔNG?

CARDANO (ADA) LÀ GÌ? CARDANO CÓ TỐT HƠN ETHEREUM KHÔNG? WikiBit 2021-10-06 17:04

Cardano là nền tảng blockchain có hợp đồng thông minh (smart contract) thế hệ thứ ba tuyên bố sẽ cải thiện các vấn đề hạn chế của Bitcoin – thế hệ đầu tiên và Ethereum – thuộc thế hệ thứ hai. Cardano là dự án Blockchain mã nguồn mở, sử dụng thuật toán Proof-of-Stake (POS). Do đó, nền tảng Cardano có thể mở rộng và được thiết kế theo các lớp riêng biệt, bảo mật ưu tiên hàng đầu và dễ dàng cho phép nâng cấp phần mềm trong tương lai.

  Cardano (ADA) là gì? CARDANO CÓ TỐT HƠN ETHEREUM KHÔNG?

  ADA là mã thông báo gốc của Cardano, được đặt theo tên của Ada Lovelace - một nhà toán học thế kỷ 19, người được công nhận là lập trình viên máy tính đầu tiên và là con gái của nhà thơ Lord Byron.

  Cardano (ADA) là một đồng tiền mã hóa (Crytocurrency), được phát triển bởi Charles Hoskinson - nhà đồng sáng lập của Ethereum và BitShares, đồng tiền này dùng để thanh toán cho nền tảng Cardano với chi phí rẻ và an toàn. Cardano (ADA) được thiết kế để đảm bảo rằng chủ sở hữu có thể tham gia vào việc vận hành mạng. Vì lý do này, những người nắm giữ tiền mã hóa có quyền bình chọn mọi đề xuất thay đổi phần mềm. Gần đây, Cardano (ADA) đã trở thành Top 3 tiền điện tử trên thế giới tính theo vốn hóa thị trường sau khi giá tăng lên mức cao nhất trong 12 tuần.

Thông tin chi tiết

  Tên: Cardano

  Ký hiệu: ADA

  Nhà sáng lập: Charles Hoskinson

  Ngày ra đời: 2709/2017

  Thuật toán đồng thuận: Proof of Stake

  Thời gian khối: 20 giây

  Nguồn cung hiện tại: 32.038.100.544 ADA (10/2021)

  Nguồn cung tối đa: 45.000.000.000 ADA

  Website: https://cardano.org/

  Mã nguồn: https://cardanoupdates.com/

  Whitepaper: https://docs.cardano.org/en/latest/

  1. Dự án Cardano là gì?

  Cardano là nền tảng blockchain có hợp đồng thông minh (smart contract) thế hệ thứ ba tuyên bố sẽ cải thiện các vấn đề hạn chế của Bitcoin – thế hệ đầu tiên và Ethereum – thuộc thế hệ thứ hai. Cardano là dự án Blockchain mã nguồn mở, sử dụng thuật toán Proof-of-Stake (POS). Do đó, nền tảng Cardano có thể mở rộng và được thiết kế theo các lớp riêng biệt, bảo mật ưu tiên hàng đầu và dễ dàng cho phép nâng cấp phần mềm trong tương lai.

  Ngoài ra, Cardano còn là dự án blockchain đầu tiên trên thế giới đảm bảo rằng tất cả công nghệ được phát triển đều trải qua quá trình nghiên cứu được đánh giá ngang hàng. Được biết tổ chức phi lợi nhuận chịu trách nhiệm cho dự án Cardano đã tập hợp các học giả, nhà khoa học từ các trường đại học để đánh giá và thẩm định giao thức trước khi phát hành. Trong đó có cả Đại học Edinburgh và Viện Công nghệ Tokyo.

  2. Blockchain Cardano hoạt động như thế nào?

Nền tảng Cardano gồm hai lớp bao gồm lớp đầu tiên là Lớp Thanh toán Cardano (Cardano Settlement Layer – CSL), lớp CSL này có chức năng thực hiện các giao dịch sử dụng đồng ADA. Lớp thứ hai là Cardano Computation Layer (CLL), lớp CLL sẽ được dùng cho hợp đồng thông minh (smart contract). Cấu trúc phân cấp của Cardano đảm bảo nó có thể được sử dụng như một phương tiện trao đổi và cũng như để tạo ra các hợp đồng thông minh. Ngoài ra, Cardano còn có tham vọng tương tác với hệ sinh thái tài chính chính thống.

  3.Thuật toán Ouroboros là gì?

Cardano sử dụng thuật toán Ouroboros, một giao thức Pó để khai thác khối, được thiết kế để giảm mức tiêu thụ năng lượng trong quá trình sản xuất khối đến mức tối thiểu. Thuật toán Ouroboros thực hiện bằng cách loại bỏ nhu cầu về sức mạnh băm hoặc tài nguyên máy tính khổng lồ vốn là trung tâm cho hoạt động của thuật toán PoW được sử dụng bởi Bitcoin.

  Cardano cũng đã áp dụng RINA (Recursive Internetworked Architecture) để mở rộng mạng lưới của mình. Cấu trúc liên kết mạng này được phát triển và cho phép tăng tùy chỉnh cho các mạng không đồng nhất giúp các giao thức của Cardano đạt được các tiêu chuẩn của TCP/IP - giao thức thống trị được sử dụng trên Internet để trao đổi dữ liệu.

  4. Cardano có tốt hơn Ethereum không?

Cardano là một trong những blockchain lớn nhất sử dụng thành công cơ chế đồng thuận bằng chứng cổ phần, ít tốn năng lượng hơn so với thuật toán bằng chứng công việc dựa trên Bitcoin. Mặc dù Ethereum lớn hơn nhiều sẽ được nâng cấp lên PoS nhưng quá trình chuyển đổi này sẽ chỉ diễn ra dần dần.

  Cardano và Ethereum có nhiều điểm tương đồng như nền tảng cho phép mọi người phát triển đồng tiền mã hóa riêng, phát triển ứng dụng riêng. Hoặc cho phép chạy các ứng dụng hợp đồng thông minh (smart contract) và dApp.

  Các rào cản của Ethereum phải kể đến như gánh nặng về cơ sở hạ tầng, chi phí ngày càng tăng, sử dụng nhiều năng lượng và thời gian giao dịch chậm, làm hạn chế khả năng mở rộng, tương tác và tính bền vững trên mạng lưới như Ethereum. Cardano ra đời để giải quyết những vấn đề này và nhằm mục đích phát triển ứng dụng phi tập trung (DApp) với sổ cái đa tài sản và các hợp đồng thông minh có thể xác minh.

  Cardano được phát triển nhằm khắc phục những nhược điểm vốn đã tồn tại lâu của Bitcoin và Ethereum, bao gồm:

  • Scalability: Khả năng mở rộng

  • Interoperability: Khả năng tương thích

  • Sustainability: Tính bền vững

  • Data Scaling: Để giảm dung lượng data của mỗi transaction, Cardano đang chú ý đến hai giải pháp là Subscriptions (chia vùng) và Sidechains.

Khi Blockchain ngày càng được ứng dụng, công nghệ này sẽ lưu trữ vĩnh viễn mọi thứ và không thể thay đổi. Có quá nhiều dữ liệu nhỏ lẻ sẽ làm Blockchain ngày càng cồng kềnh hơn khi có nhiều người sử dụng. Vì vậy, Cardano phát triển và tối ưu dữ liệu bằng công nghệ của họ. Giúp khả năng mở rộng cũng như xử lý dữ liệu lớn trong Blockchain, và các giao dịch nhỏ nhanh hơn.

  Ngoài ra, với hệ thống phân tách làm hai lớp độc lập, nền tảng sẽ đảm bảo đủ tính bảo mật và tốc độ hoạt động của hệ thống.

  Bên cạnh đó, Cardano còn tiên phong sử dụng thuật toán PoS. Giúp giảm tiêu thụ điện năng và đạt quá trình đồng thuận nhanh chóng.

  Cardano sở hữu hai lớp riêng biệt, Cardano Settlement Layer (CSL) và Cardano Computation Layer (CLL). Còn Ethereum, cả hai lớp đan xen nhau. Do đó, khi thực hiện các nâng cấp hoặc hard fork, cấu trúc Blockchain của Cardano sẽ vượt trội hơn so với Ethereum.

  Trong trường hợp không đạt được đồng thuận 100%, cơ chế nâng cấp, hard fork của Cardano cũng không gây ảnh hưởng đến cộng đồng như các đợt hard fork của Bitcoin, Bitcoin Cash.

  Vào năm 2020, Cardano đã tổ chức một đợt nâng cấp Shelley nhằm mục đích làm cho blockchain của họ “phi tập trung gấp 50 đến 100 lần” so với các blockchain lớn khác. Vào thời điểm đó, Hoskinson dự đoán rằng việc này sẽ mở đường cho hàng trăm loại tài sản chạy trên mạng của mình.

  5. Cardano (ADA) được sử dụng để làm gì?

Staking: Người dùng có thể sử dụng đồng Cardano (ADA) để stake thông qua các pool staking và sẽ được chia thưởng khi node tạo ra block mới

  Rewards: Cardano (ADA) dùng làm phần thưởng khối cho các node trong mạng lưới khi Cardano bắt đầu kích hoạt chức năng này ở testnet Shelly thông qua Staking

  Quản trị: Sử dụng để bỏ phiếu cho các đề xuất, quyết định thay đổi đối với giao thức

  Phí giao dịch: Đồng ADA được dùng để thanh toán phí giao dịch trong mạng lưới của Cardano

  Năng lượng: Sử dụng để cung cấp năng lượng cho nền tảng hợp đồng thông minh trên chuỗi khối Cardano

  Thanh toán: Trong tương lai, đồng ADA có thể được dùng để thanh toán chi phí khi người dùng phát hành tài sản (UIA) trên nền tảng của Cardano

Miễn trừ trách nhiệm:

Bài viết thể hiện quan điểm cá nhân của tác giả, không phải lời khuyên đầu tư. Nền tảng không đảm bảo tính chính xác, đầy đủ, kịp thời của các thông tin được đưa ra và sẽ không chịu trách nhiệm cho bất kỳ tổn thất nào do việc sử dụng hoặc phụ thuộc vào thông tin trong bài viết.

  • Chuyển đổi token
  • Tỷ giá
  • Tính toán ngoại hối mua vào
/
Đơn vị
Tỷ giá tức thời
Số tiền có thể đổi

0.00